Theo lãnh đạo Cục Thú y, bệnh than (còn gọi là bệnh nhiệt thán) đang bùng phát mạnh nhất trong 10 năm trở lại đây. Nếu không có biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục xảy ra tại các tỉnh Hà Giang, Điện Biên và lây lan sang các tỉnh khác thời gian tới là rất cao.
Theo Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 17 người mắc bệnh than ở một số tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Lai Châu, và Điện Biên. Ngoài ra, còn có hơn 230 trường hợp phơi nhiễm. Đây là những người trực tiếp giết mổ hoặc ăn thịt gia súc mắc bệnh.
Còn với gia súc, chỉ trong vòng 1 tháng đã ghi nhận 6 ổ dịch bệnh ở các tỉnh trên với tổng số trâu bò mắc bệnh và tiêu hủy gần 20 con.
Trao đổi với Tiền Phong ngày 16/6, ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, bệnh than đã xuất hiện từ lâu, mỗi năm xảy ra ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng này rộ lên rất đáng lo ngại.
Theo ông Long, nguyên nhân do người dân chủ quan, khi trâu bò chết, bà con không khai báo cho chính quyền, cơ quan thú y địa phương, tự ý giết mổ, ăn thịt, dẫn tới lây bệnh (cho những người trực tiếp giết mổ, ăn thịt gia súc mắc bệnh). Đồng thời, trâu bò nuôi trong chuồng trại kín, chưa kịp thời vệ sinh môi trường nên dịch bệnh càng phát tán rất nhanh.
Người dân mắc bệnh than ở tỉnh Điện Biên
”Các triệu chứng điển hình ở người mắc bệnh than nhiễm qua da là xuất hiện vết rộp, u nhỏ và ngứa như khi bị côn trùng đốt. Nếu bệnh nhiễm qua đường tiêu hóa sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, khó thở hay đau nhức toàn thân”, ông Long chia sẻ.
Cũng theo ông Long, khi xảy ra dịch bệnh, Cục Thú y đã cử đoàn công tác xuống hỗ trợ, giúp địa phương lấy mẫu mầm bệnh để phân tích, và hướng dẫn các biện pháp khoanh vùng, dập dịch; phối hợp tổ chức quốc tế để tổ chức giám sát tránh dịch lan diện rộng.
“Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục xảy ra tại các tỉnh Hà Giang, Điện Biên và lây lan sang các tỉnh khác do buôn bán, vận chuyển, sử dụng gia súc, thịt gia súc bị bệnh trong thời gian tới là rất cao”, ông Long nhận định.
Để ngăn chặn dịch bệnh, lãnh đạo Cục Thú y cũng đề nghị các địa phương khẩn trương tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch, tiêm phòng cho đàn gia súc có nguy cơ cao, ở những nơi người dân giết mổ gia súc bệnh, nơi người dân mua thịt gia súc nghi mắc bệnh về tiêu thụ.
Các địa phương cần thực hiện thường xuyên, liên tục biện pháp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh và lập trạm, chốt kiểm soát vận chuyển gia súc, thịt gia súc từ vùng dịch ra bên ngoài làm lây lan dịch bệnh.
Cùng với đó, các địa phương cần tuyên truyền cho người dân về dấu hiệu và tính chất nguy hiểm của bệnh nhiệt thán, không tự ý vận chuyển, giết mổ gia súc, bán, cho, tặng, ăn thịt gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh.
News
Bên trong căn buồng hạnh phúc ở trại giam: Có lực hút mãnh liệt khiến t.ù nhân nào cũng ai ước được đặt chân vào
Ở đời, nhiều cặp đôi ước chẳng phải dính nhau như sam, không phải nhìn thấy nhau cả ngày nhưng có một nơi mà các cặp vợ…
Quảng trường lớn nhất Thanh Hóa xuống cấp trầm trọng, khác xa hình ảnh lung linh mới hoàn thiện
Quảng trường Lam Sơn rộng gần 55.000 m2 được xây dựng cuối năm 2005. Nằm giữa trung tâm TP Thanh Hóa, nơi đây thường xuyên diễn ra…
Cô giáo Lê Thị Dung quê Thanh Hóa mãn hạn tù, khóc òa khi về với gia đình
Cô giáo Lê Thị Dung, nguyên Giám đốc Trung tâm giáo dục thường huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) được trả tự do khi mãn hạn tù,…
Lý do du khách tăng đột biến ở thành phố Sầm Sơn – Thanh Hóa
6 tháng đầu năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đã đón hơn 8,3 triệu lượt khách, trong đó, riêng Sầm Sơn đã thu hút hơn 5,3 triệu lượt,…
Đề thi đã về các điểm thi ở Thanh Hóa, công tác bảo vệ tuyệt đối an toàn, không có chuyện lộ đề
Chiều 26/6, công tác vận chuyển đề thi tốt nghiệp THPT năm 2023 ở Thanh Hóa về các điểm thi đã hoàn tất và diễn ra tuyệt…
Thanh Hóa: Xe cứu thương gặp tai nạn, 2 nhân viên y tế bị thương
Trên đường chở người bệnh đến bệnh viện cấp cứu, xe cứu thương không may gặp TNGT khiến hai nhân viên y tế bị thương. Vào hồi…
End of content
No more pages to load