Đến với vùng cao xứ Thanh, du khách không chỉ được tham quan những cảnh đẹp, thưởng thức các món ăn ngon mà còn được ngắm nhìn vẻ đẹp mộc mạc của những người phụ nữ miền sơn cước.
Bà Lê Thị Tiền, người dân tộc Mường ở Chiềng Khạt, xã Đồng Lương (Lang Chánh) xe sợi để dệt thổ cẩm truyền thống.
Bà Lương Thị Xuyến, phụ nữ Mường miệt mài bên khung cửi giữ gìn nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình.
Các cô gái dân tộc Dao ở bản Con Dao, xã Quang Chiểu (Mường Lát) trong trang phục truyền thống.
Ngay từ khi còn nhỏ, người con gái dân tộc Dao ở bản Con Dao, xã Quang Chiểu đã được các bà, các mẹ dạy cho nghề thêu.
Hai bà cháu cùng thêu váy ở bản Sài Khao, xã Mường Lý (Mường Lát).
Phụ nữ huyện vùng cao Quan Sơn tần tảo trên đồng ruộng.
Bà Hà Thị Sinh, người dân tộc Thái, ở bản Khuyn, xã Cổ Lũng (Bá Thước) là một trong số ít người còn lưu giữ được công thức tạo nên men rượu cần truyền thống.
Chị Ngân Thị Quyến, phụ nữ Thái ở bản Năng Cát, xã Trí Nang (Lang Chánh) tìm nguyên liệu để làm rượu siêu men lá – thứ rượu truyền thống của người dân bản địa.
Phụ nữ dân tộc Mông tại bản Xía Nọi, xã Sơn Thủy (Quan Sơn) chuẩn bị nguyên liệu làm giấy bản.
Phụ nữ dân tộc Mông địu con và tranh thủ làm giấy bản.
Nét tảo tần người phụ nữ tại bản Mười, xã Lũng Cao (Bá Thước).
Mẹ địu con đi trong mùa đông tại xã Quang Chiểu (Mường Lát).
Người phụ nữ vùng cao xứ Thanh chịu thương, chịu khó…
Niềm vui đi chợ phiên tại chợ Phố Đoàn (Bá Thước).